1. Định nghĩa

Đau dạ dày là bệnh gì

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến thường gặp của người Việt Nam, gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không chỉ gây đau đớn, căn bệnh này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như yếu sinh lý, ung thư,...

Đau dạ dày thường đi kèm với những biểu hiện như: 

  • Ợ hơi hoặc trào ngược axit. Đôi khi kèm chất lỏng hoặc thức ăn có vị đắng, mùi hôi.
  • Buồn nôn.
  • Đầy hơi.
  • Hơi thở có mùi hôi hoặc chua

Có 3 vị trí đau dạ dày phổ biến người bệnh hay gặp phải:

  • Đau thượng vị (trên rốn và dưới xương ức): Người bệnh cảm thấy đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, cơn đau lan ra sau lưng và vùng ngực. 
  • Đau vùng bụng giữa (quanh rốn): Rất dễ nhầm lẫn đau của những bệnh lý khác. Thường đau quặn hoặc âm ỉ, lan sang bụng phải, đi kèm triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng,...
  • Đau bụng dưới phía trái: Thường đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng khó tiêu, đầy hơi,..

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Bệnh dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến có thể đến:

Do sinh vật

Đau dạ dày do sinh vật chiếm phần lớn, trong đó đặc biệt chủ đạo là khuẩn HP. Vi khuẩn này phát triển ở lớp niêm mạc dạ dày, sẽ phát triển rất mạnh nếu điều kiện thuận lợi.

Khuẩn HP bắt nguồn từ chính trong cơ thể con người (dạ dày, phân, đường miệng,..) hoặc môi trường tự nhiên ô nhiễm. Đặc biệt có thể lây từ người sang người qua đường miệng (hôn, giao tiếp, ăn chung,..)

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Bệnh dạ dày xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến có thể đến:

Do sinh vật

Đau dạ dày do sinh vật chiếm phần lớn, trong đó đặc biệt chủ đạo là khuẩn HP. Vi khuẩn này phát triển ở lớp niêm mạc dạ dày, sẽ phát triển rất mạnh nếu điều kiện thuận lợi.

Khuẩn HP bắt nguồn từ chính trong cơ thể con người (dạ dày, phân, đường miệng,..) hoặc môi trường tự nhiên ô nhiễm. Đặc biệt có thể lây từ người sang người qua đường miệng (hôn, giao tiếp, ăn chung,..)

Do các bệnh lý về dạ dày

Các bệnh lý như loét dạ dày, viêm cấp tính niêm mạc tá tràng, các khối u ác tính ở thực quản, chứng khó tiêu.... cũng là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy đau dạ dày.

Thói quen ăn uống

70% sức khỏe dạ dày phụ thuộc vào tác động của việc ăn uống. Một chế độ ăn không khoa học như: Bỏ bữa, ăn thực phẩm không lành mạnh (cay, nóng, chiên dầu mỡ,..), sử dụng rượu bia,.... cũng khiến thành niêm mạc chịu thương tổn, lâu ngày phát triển thành viêm, gây đau dạ dày.

Nếu không có sự điều chỉnh hoặc chữa trị phù hợp, bệnh rất có thể thành mãn tính, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, thậm chí gây ung thư dạ dày.

Căng thẳng, stress

Một lý do gây đau dạ dày phổ biến khác là căng thẳng, stress, đặc biệt ở người trẻ và trong xã hội hiện đại. Tâm lý không ổn định gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhu động ruột và hoạt động co bóp của dạ dày, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng, ợ hơi buồn nôn,...

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc thông thường (đặc biệt là thuốc tây) có thể gây tác hại cho dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Người bệnh cần cẩn thận lựa chọn những loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Một số loại như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,... trong giảm đau sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, đau bụng, ợ hơi ợ nóng, kích thích bao tử.
  • Thuốc kháng sinh: Thường sử dụng trong điều trị nhiễm trùng, kháng viêm, diệt khuẩn,... có thể gây ra tác dụng phụ buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi khi dùng quá liều. Do vô tình khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt, làm mất cân bằng hệ vi sinh.
  • Thuốc Cholesterol: gây táo bón, đầy hơi, tiêu chảy,...
  • Thực phẩm chức năng bổ sung sắt: Mặc dù sắt giúp máu đưa oxy đi khắp cơ thể, nhưng có thể gây kích thích, đau dạ dày cho cơ thể chưa kịp làm quen.
  • Thuốc điều trị ung thư: Gây đau dạ dày âm ỉ. Một phần khác cũng do người bệnh phải dùng liên tục nhiều loại thuốc, sức đề kháng yếu,..

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những yếu tố trên, còn có thể kể đến những nguyên nhân khác như:

  • Dị ứng và không tiêu hóa được thực phẩm: Những loại thực phẩm thường gặp như sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, động vật có vỏ,...
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Viêm tụy cấp
  • Bán hoặc tắc ruột
  • Sỏi thận
  • U đường mật

3. Đối tượng bệnh lý

Đối tượng nào dễ mắc bệnh

Đau dạ dày có nguyên nhân chủ yếu do ăn uống (đồ chua, cay, nóng), sinh hoạt thường ngày. Nên bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt cao ở 2 đối tượng sau:

Trẻ em

Nhóm đối tượng này có hệ tiêu hóa chưa ổn định, dịch vị tiết ra không đủ để tiêu hóa các loại thức ăn cứng.

Khi còn nhỏ, cha mẹ có xu hướng ép con ăn quá nhiều, thừa chất, ăn đồ ăn chỉ hợp với người lớn,... khiến bao tử con bị quá tải, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng khó tiêu. Càng để lâu, hệ tiêu hóa càng đình trệ, thực phẩm lên men trong dạ dày gây ợ hơi, dịch vị tăng tiết gây bào mòn thành niêm mạc.

Phụ nữ mang thai

Khi mang thai, sự phát triển của bào thai sẽ chèn ép lên ổ bụng, tạo áp lực nên các cơ quan nội tạng (trong đó có dạ dày).

Phụ nữ mang thai không được ăn nhiều trong một bữa, phải chia nhỏ thành nhiều bữa. Khiến dạ dày làm việc liên tục, cộng thêm sự chèn ép của bào thai, khiến thức ăn ứ đọng, dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu.

4. Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến của đau dạ dày

Nếu người bệnh gặp những triệu chứng dưới đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám, kịp thời điều trị bệnh đau dạ dày, tránh bệnh biến chứng nặng hơn.

  • Đau thượng vị
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng
  • Cân nặng giảm đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Nôn, đi ngoài ra máu

Đau dạ dày có nhiều cấp độ và triệu chứng khá chung chung, dễ bị lầm nhẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường. Chỉ khi bệnh đã trở nặng thì triệu chứng mới rõ rệt và dễ nhận biết.

5. Biến chứng

Biến chứng thường gặp của đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe người bệnh nếu không kịp thời chữa trị. Cụ thể:

Chảy máu (xuất huyết) dạ dày

Đây là biến chứng phổ biến nhất khi bị viêm đau dạ dày mãn tính. Do lớp niêm mạc phải chịu tổn thương trong thời gian dài, không thể lành và dẫn đến xuất huyết. Dấu hiệu nhận biết là buồn nôn, đi ngoài ra máu.

  • Nếu chỉ xuất huyết nhẹ, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, cơ thể suy nhược,....
  • Nếu chảy máu nặng có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là biến chứng nặng do viêm dạ dày lâu ngày, dẫn đến viêm loét ở niêm mạc bao tử. Khi bị thủng, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng sau:

  • Đau vùng thượng vị dữ dội, cảm giác khó thở
  • Cơ bụng căng cứng
  • Mặt tái xanh hoặc trắng nhợt
  • Toát mồ hôi nhiều, tứ chi lạnh
  • Huyết áp thấp

Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng nặng nhất khi bị đau bao tử, khi các vết loét, thương tổn chuyển hóa thành các tế bào ung thư, u ác tính. Đây là loại ung thư gây tử vong cao, có khả năng di căn sang những bộ phận khác, làm giảm tuổi thọ người bệnh và nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, khả năng chữa khỏi không cao.

6. Chuẩn đoán

Phương pháp chẩn bệnh

Để chẩn đoán bệnh đau dạ dày, người bệnh cần đến những cơ sở y tế đảm bảo chuyên môn để xác định chính xác nguyên nhân, mức độ của bệnh. 

  • Thăm khám triệu chứng lâm sàng: Chuyên gia sẽ hỏi về những triệu chứng đi kèm. Với đông y có thể áp dụng phương pháp tứ chẩn (nhìn - nghe - hỏi - sờ) để xác định bệnh.
  • Chụp Xquang: Phát hiện ổ loét, khối u trong dạ dày.
  • Xét nghiệm khuẩn HP: Có thể là test thở qua nồng độ CO2 hoặc xét nghiệm phân để kiểm tra lượng khuẩn HP.
  • Xét nghiệm máu.
  • Nội soi dạ dày
  • Chụp cộng hưởng từ

Dị ứng

Lưu ý: Để kết quả chẩn bệnh đúng nhất và tiện trong quá trình thăm khám, người bệnh nên đi khám buổi sáng và nhịn ăn. Yêu cầu này là bắt buộc với những phương pháp: nội soi, xét nghiệm, chụp cộng hưởng, X-quang.

7. Điều trị

Giải pháp điều trị đau dạ dày

Bệnh dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, khó chữa trị nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu tìm đúng phương pháp và kịp thời. 

Tuy nhiên việc chữa khỏi hoàn toàn chỉ khả thi với những người mới chớm, bệnh nhẹ. Với trường hợp đau dạ dày nặng, kéo dài nhiều tháng, lớp niêm mạc chịu nhiều tổn thương thì khả năng khỏi 100% rất khó. Người bệnh có thể phục hồi 80 đến 90% bệnh, thỉnh thoảng sẽ đau khi sinh hoạt thất thường, vẫn chịu được và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.

Đau dạ dày đến từ những nguyên nhân khác nhau, cần nhiều thời gian hơn để điều trị mới có thể bình phục. Chuyên gia sẽ dựa vào từng trường hợp mà đưa ra phương pháp phù hợp.

Sử dụng thuốc

Lưu ý: Không tự ý mua thuốc chữa đau dạ dày khi chưa được bác sĩ kê đơn

Người bệnh có thể được kê 2 loại thuốc như:

Thuốc tây

  • Thuốc kháng acid, trung hòa dịch vị dạ dày tá tràng: Famotidine, ranitidine
  • Thuốc giảm tiết acid: Prostaglandin, Sucralfat, H2
  • Thuốc ức chế bơm proton, ngăn chặn bài tiết dịch HCL: Esomeprazole, lansoprazole và pantoprazole,…
  • Thuốc diệt khuẩn HP: Amoxicillin, Clarithromycin,Tetracyclin

Thuốc đông y: Bài thuốc được đông đảo người bệnh sử dụng có thể kể đến dạ dày Đỗ Minh.

  • Thành phần: Hơn 50 vị thảo dược như lá khôi, dạ cẩm, sài hồ, tam thất, mai mực, chè dây, bồ công anh,..
  • Công dụng: Giảm đau, ức chế khuẩn HP, phục hồi tổn thương vùng niêm mạc, trung hòa giảm tiết acid dịch vị, kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Khi sử dụng hết liệu trình thuốc, cần quay lại tái khám để biết bệnh đã thuyên giảm chưa. kết thúc d trị, người bệnh cũng cần khám bệnh định kỳ ít nhất 1 năm/1 lần 

Sử dụng bài thuốc dân gian

Các loại thực phẩm có tác tốt trong việc giảm đau, điều trị viêm loét dạ dày có thể kể đến:

  • Củ nghệ vàng + mật ong: Đây là 2 loại thực phẩm được dùng phổ biến để điều trị bệnh đau dạ dày. Có tác dụng làm dịu, giảm đau chống viêm, giảm tiết dịch axit, làm lành tổn thương bao tử.
  • Nha đam: Chế biến thành nước ép, chè, thạch giúp giảm đầy hơi, nhuận tràng, cân bằng dịch vị, tạo màng tự nhiên.
  • Nghệ đen: Pha nghệ đen kết hợp nước ấm có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn tiết dịch vị, giảm đau.

Ngoài những loại thực phẩm trên, trên mạng và truyền miệng cũng tồn tại rất nhiều phương thuốc có tác dụng điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên nhiều phương pháp chưa được kiểm chứng, nếu sử dụng sai cách có thể gây tác dụng phụ. Người bệnh cần trao đổi lại với bác sĩ về tính an toàn trước khi sử dụng.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Nếu muốn điều trị dứt điểm tình trạng đau bao từ, người bệnh bắt buộc phải có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Với những trường hợp đau dạ dày nhẹ, có thể không dùng thuốc mà chỉ cần thay đổi chế độ là đã đẩy lùi bệnh.

  • Bổ sung các loại trái cây, rau xanh, hạt ngũ cốc,...
  • Không sử dụng thuốc lá, các thực phẩm chứa cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,.
  • Không ăn những thực phẩm gây hại cho dạ dày như: Đồ chua, cay nóng, muối mặn,..
  • Tránh thức khuya, căng thẳng. Sau khi ăn no không nên tắm luôn hoặc đi ngủ, điều này gây áp lực lên dạ dày, gây đau đớn.
  • Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp: Bơi lội, đi bộ, thiền, yoga, đạp xe,...
  • Luôn ăn đúng giờ, không để bụng đói. Buổi tối ăn trước khi đi ngủ ít nhất 3h.
  • Ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.

Lưu ý khi chữa đau dạ dày

Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày, người bệnh cần lưu ý những điều sau: 

  • Đối với thuốc uống dạng viên, để giảm đau nhanh chóng, có thể nhai kỹ hoặc làm vỡ trước khi uống, Như thế hiệu quả giảm đau sẽ nhanh hơn.
  • Thuốc dung dịch cần lắc đều trước khi uống. Không nên pha dung dịch với nước ngọt hoặc các loại nước khác. Trừ nước lọc, nếu khó uống quá có thể hòa thêm nước lọc để dễ uống hơn. 
  • Trao đổi bác sĩ phụ trách vấn đề sức khỏe, bệnh lý nền đang gặp phải để biết và có phác đồ dùng thuốc đúng cách. Tránh vì sử dụng thuốc dạ dày mà xung khắc với các bệnh khác, gây tác dụng phụ.
  • Sau khi kết thúc liệu trình điều trị, người bệnh cần quay lại tái khám để chắc chắn rằng dạ dày đã ổn định, tình trạng đau bao tử được khống chế. 
  • Sử dụng đúng liều lượng, đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý chia nhỏ hoặc tách liều khi chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
  • Đối với đông y, hiệu quả có thể đến chậm hơn đôi chút so với tây y. Vậy nên người bệnh cần kiên trì dùng thuốc, không tự ý bỏ dở giữa chừng, khiến bệnh không khỏi.
  • Tâm lý là yếu tố quan trọng góp phần vào hiệu quả điều trị. Người bệnh cần tin tưởng vào phác đồ của bác sĩ, giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan.
  • Không sử dụng song song thuốc tây và đông y khi chưa được bác sĩ chỉ định.
  • Nếu gặp phản ứng không mong muốn hoặc dùng nhưng không thấy hiệu quả, liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách để kịp thời giải quyết. 
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ, vì có thể gây tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc.

8. Phòng tránh

Phòng tránh bệnh dạ dày

Đau dạ dày tuy là bệnh phổ biến, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Tất cả mọi người nên chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe, không chỉ phòng tránh đau bao tử mà còn những căn bệnh khác. Một số giải pháp cần thiết để áp dụng như:

  • Ăn chậm, nhai kỹ, đồ nấu chín mềm, tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày
  • Quản lý tốt cảm xúc, tránh căng thẳng stress
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm: Chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, chua, đồ tái sống, rượu bia,...
  • Nên ăn những thực phẩm: chuối, ngũ cốc nguyên hạt, táo, bánh mì, sữa chua, đậu bắp, rau xanh,...

Giỏ hàng

Giỏ hàng trống