Amidan là một bộ phận khá nhỏ ở trong cơ thể. Tuy nhiên lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thống hô hấp, đây được coi là hàng rào ngăn cách các loại vi khuẩn virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Amidan được cấu tạo bởi hai tổ chức bạch huyết, sau hầu họng, nằm giữa đường nuốt và đường thở. Bệnh viêm amidan chính là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc của amidan có thể gây ra sưng đau chảy mủ, gây cản trở khả năng ăn uống và giao tiếp của bệnh nhân.
Viêm amidan được phân chia thành thể cấp tính và thể mãn tính như sau:
Thể bệnh cấp tính: Thường xuất hiện trong thời gian ngắn, bệnh nhân có dấu hiệu sưng đau do sự tấn công từ các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Lúc này, khu vực tai và hàm có thể nổi hạch bạch huyết. Tuy nhiên sẽ dịu đi sau vài ngày.
Thể bệnh mãn tính: Amidan sẽ bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần trong năm, mỗi đợt kéo dài vài tuần cho tới vài tháng. Bệnh nhân bị các triệu chứng dai dẳng gây ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời việc điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều so với thể cấp tính.
2. Nguyên nhân
Bệnh viêm amidan được xác định xảy ra bởi sự tấn công từ các loại vi khuẩn, virus trong môi trường. Ngoài ra cũng có một số yếu tố tác động tới cụ thể như sau:
Virus và vi khuẩn: Virus cúm, Enteroviruses, Adenoviruses, Herpes simplex,.... Đây là các chủng gây bệnh rất thường gặp ở những người mắc viêm amidan hiện nay. Chúng tấn công vào hệ hô hấp gây suy thoái khả năng miễn dịch và làm tổn thương niêm mạc tại amidan cùng hầu họng.
Môi trường sống quá bụi bẩn: Không khí bị ô nhiễm, nhiều loại khói bụi, hóa chất, nước thải sinh hoạt đều là những nguyên do có thể gây ra bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm xoang và nhiều bệnh lý liên quan tới hệ hô hấp khác.
Thời tiết thay đổi liên tục: Khi nhiệt độ thời tiết liên tục chuyển từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại, các giai đoạn giao mùa, nhiệt độ xuống quá lạnh khiến cơ thể không kịp thời thích nghi sẽ gây ra viêm amidan.
Chưa vệ sinh khoang miệng đúng cách: Việc đảm bảo vệ sinh khoang miệng sạch sẽ hàng ngày bằng các sản phẩm phù hợp là yếu tố rất quan trọng, điều này nhằm hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn gây viêm amidan. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thật sự chú trọng tới vấn đề này.
Cấu trúc amidan: Bệnh viêm amidan có thể xảy ra khi cấu trúc bẩm sinh của amidan có các bất thường, có quá nhiều hốc rãnh.
Chế độ ăn uống: Những người thường xuyên sử dụng các đồ ăn lạnh như đá, kem, nước lạnh hoặc các thực phẩm chứa nhiều chất gây hại, không được chế biến sạch sẽ, đều dễ làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan.
Có bệnh đường hô hấp: Các chứng bệnh như sởi viêm xoang, viêm họng mãn tính, ho gà hoặc nhiều bệnh lý truyền nhiễm ở đường hô hấp khác đều có thể gây ra viêm amidan.
3. Đối tượng bệnh lý
Viêm amidan không phân biệt đối tượng mắc. Trong đó, những người có nguy cơ mắc cao hơn cả phải kể tới là:
Trẻ nhỏ và người cao tuổi là hai nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém khả năng chống đỡ trước các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài thấp hơn so với bình thường.
Bệnh nhân đang có các bệnh về đường hô hấp hoặc tiền sử bệnh liên quan.
Người có sức khỏe kém thường sống hoặc làm việc ở những nơi ô nhiễm môi trường nặng nề.
4. Triệu chứng
Bệnh viêm amidan thường thể hiện với rất nhiều triệu chứng dễ dàng nhận biết như sau:
Triệu chứng cấp tính:
Bệnh nhân sẽ có biểu hiện bắt đầu bằng tình trạng sưng và đỏ khu vực amidan. Lúc này họng sẽ có cảm giác đau nhẹ, khô hơn và thường thấy nóng rát.
Thi thoảng xuất hiện tình trạng thở khò khè và khó thở.
Nuốt nước bọt hoặc thức ăn nước uống đều có cảm giác đau vướng ví khó chịu.
Bệnh nhân ho cả ban ngày và ban đêm, ho khàn tiếng, ngực có cảm giác đau tức, ngoài ra còn thấy xuất hiện cả dịch nhầy.
Cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải, bị sốt cao không dứt. Ngoài ra, người bệnh còn thấy chán ăn, cơn đau thi thoảng xuất hiện ở vùng đầu khá khó chịu.
Triệu chứng mãn tính:
Lúc này amidan sẽ thường liên tục sưng đỏ, viêm đau nhiều lần trong tháng hoặc trong năm, các đợt bệnh diễn ra kéo dài dai dẳng không dứt.
Bệnh nhân bị sốc tiết nhiều hơn, hơi thở có mùi khá khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng rất cẩn thận.
Khi thức dậy vào buổi sáng sẽ bị ho rất nhiều, chủ yếu sẽ là ho khan. Ngoài ra, vùng cổ họng luôn trong cảm giác ngứa rát khó chịu và muốn khạc nhổ.
Bệnh nhân bị mất tiếng, giọng nói khàn đặc.
Hốc amidan có thể xuất hiện mủ trắng, amidan sưng to gần như chắn hết vùng cổ họng. Bệnh nhân còn bị ngáy, thở khò khè hoặc ngưng thở trong khi ngủ.
5. Biến chứng
Nếu chữa sai cách hoặc chủ quan không điều trị từ sớm, bệnh viêm amidan sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Bạch cầu đơn nhân cấp tính: Đây là tình trạng tổn thương tương đối nghiêm trọng ở vùng cổ họng và amidan. Thông thường, biến chứng này xảy ra bởi virus Epstein-Barr. Dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất là cơ thể mệt mỏi, mất sức lực, phát ban toàn thân, sốt cao kèm sưng đau họng và amidan.
Phì đại amidan: Càng về lâu dài, amidan bị viêm nhiễm nặng sẽ phát triển kích thước nhanh chóng, gây chắn hết vùng cổ họng, cản trở quá trình hô hấp của bệnh nhân. Từ đó người bệnh có thể ngưng thở trong khi ngủ.
Áp xe peritonsillar: Được coi là biến chứng nguy hiểm khi khu vực viêm nhiễm ở amidan xuất hiện các túi mủ. Nếu không dẫn lưu khẩn cấp sẽ có nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Sỏi amidan: Amidan bị viêm nhiễm sẽ rất dễ tích tụ lại nhiều thức ăn hàng ngày tại bề mặt. Khi đó sẽ có các khối sỏi màu vàng hoặc trắng lắng đọng lại, càng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.
Viêm họng liên cầu khuẩn: Bệnh nhân sẽ bị đau nhức cổ dữ dội, sốt cao liên tục không ngừng vì vùng họng và amidan bị viêm nhiễm, tổn thương bởi sự tấn công từ Streptococcus.
Bệnh lý khác: Bệnh viêm amidan còn có thể gây ra biến chứng viêm thận cấp, viêm cầu thận, viêm khớp cấp, khiến bệnh nhân bị sưng phù tay chân và mặt, các ngón tay đau, tấy đỏ, khó cử động, hạn chế khả năng sinh hoạt hàng ngày đáng kể.
6. Chuẩn đoán
Đối với bệnh viêm amidan, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách thăm hỏi bệnh nhân về thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng bất thường tại amidan và họng. Những dấu hiệu đang gặp phải cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bệnh lý liên quan tới hệ hô hấp hoặc điều kiện môi trường sống cũng cần phải được thông báo rõ ràng với các bác sĩ.
Sau đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục được lấy dịch ở họng để đem đi làm các xét nghiệm kiểm tra, nhằm tìm ra những loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Bên cạnh đó, có thể làm xét nghiệm máu nếu nghi ngờ xuất hiện thêm các bệnh lý khác.
7. Điều trị
Bệnh viêm amidan có thể chữa bằng thuốc Tây y, Đông y, các mẹo chăm sóc trong dân gian được lưu truyền từ xa xưa, cụ thể gồm:
Tây y trị bệnh viêm amidan
Tây y sẽ kết hợp được dùng thuốc với các biện pháp điều trị tiên tiến hiện đại để chấm dứt hoàn toàn viêm amidan.
Nhóm thuốc thường chữa viêm amidan được sử dụng gồm:
Thuốc kháng sinh: Là nhóm thuốc rất cần thiết đối với các bệnh nhân bị bệnh viêm amidan. Thuốc cho tác dụng tiêu diệt, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Bệnh cạnh đó, kích thích niêm mạc amidan có thể tái tạo, phục hồi tốt hơn, tăng cường khả năng tổng hợp màng tế bào và gắn kết protein, để bệnh nhân không bị tổn thương lan rộng hơn. Có thể dùng: Beta lactam, thuốc erthrolide, macrolid,...
Thuốc kháng viêm: Nhằm kiểm soát tốt các dấu hiệu viêm nhiễm, đẩy lùi tổn thương ở amidan, cho tác dụng nhanh chóng mạnh mẽ. Thông thường sẽ dùng: Betadine, lysopaine, oropivalone,...
Phẫu thuật:
Kỹ thuật plasma, coblator: Được thực hiện bằng cách tạo ra các đám mây dẫn điện trên thiết bị chuyên dụng với tần số tương thích, để phá hủy nhanh chóng những khu vực đang bị tổn thương bởi bệnh viêm amidan gây ra. Đây là kỹ thuật được ứng dụng rất phổ biến trong thời gian gần đây.
Kỹ thuật dùng lưỡng cực hoặc dao điện: Với phương pháp này, thời gian tiến hành cũng tương đối nhanh chóng, khắc phục tốt tình trạng viêm nhiễm ở amidan. Tuy nhiên, một số vùng tế bào ở quanh amidan có thể bị tổn thương do mức độ tác động tương đối lớn và nguồn nhiệt cao từ thiết bị thực hiện.
Kỹ thuật sluder điện hoặc sluder thường: Có thể thực hiện phương pháp này để điều trị viêm amidan rất nhanh. Nhưng mức độ ảnh hưởng xung quanh và đau nhức sẽ mạnh hơn so với hai cách ở trên, đồng thời phải được thực hiện bởi các bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm, nắm vững các chuyên môn kỹ thuật của cách điều trị này trong quá trình phẫu thuật.
Thuốc Đông y
Đông y có nhiều dược liệu quý hiếm cho tác dụng điều trị viêm amidan rất tốt có thể tham khảo những bài thuốc như:
Bài thuốc số 1:
Vị thuốc: Xạ căn, ngưu bàng tử, sinh địa, huyền sâm, cát cánh, bồ công anh, bạc hà, sơn đậu căn, kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi.
Cách dùng: Lấy 700 ml nước cho vào ấm, sắc với phần thuốc đã chuẩn bị sao cho nước thuốc sôi liu riu. Khi nước thuốc đã cạn bớt sẽ dừng lại và chắt ra uống theo ba bữa hàng ngày, thuốc nếu đã nguội nên hâm ấm lại trước lúc dùng.
Bài thuốc số 2:
Vị thuốc: Cát cánh, kim ngân hoa, huyền sâm, cam thảo, đạm trúc diệp, kinh giới, ngưu bàng tử, liên kiều, bạc hà.
Cách dùng: Cho thuốc vào ấm, thêm 1 lít nước sắc cho tới khi còn khoảng 300ml, nên uống thuốc khi ấm để cho tác dụng giảm viêm amidan tốt nhất.
Bài thuốc số 3:
Vị thuốc: Kim ngân hoa, xích thược, xạ can, huyền sâm, hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, ngưu tất, sơn đậu căn.
Cách dùng: Thuốc sắc với một lít nước đến khi cạn còn 1/3 sẽ uống hết ngay trong ngày.
Mẹo dân gian
Viêm amidan mới khởi phát, ở mức độ nhẹ có thể cải thiện bằng một số mẹo dân gian dưới đây:
Mật ong: Đem mật ong chưng cách thủy cùng với quất để lấy phần nước cốt, uống đều đặn vào buổi sáng và tối trước lúc đi ngủ mỗi ngày. Ngoài ra, có thể ăn cả bã cũng cho tác dụng hiệu quả. Bệnh nhân cũng có thể pha mật ong với nước ấm uống vào buổi sáng sẽ dịu cảm giác khó chịu sưng đau họng rõ rệt.
Giấm táo: Pha một thìa nhỏ giấm táo với một cốc nước ấm, uống mỗi ngày 3 lần để khu vực amidan có thể giảm sưng đau, cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn.
Nghệ: Bệnh nhân pha 1 thìa tinh bột nghệ với 1 cốc nước ấm, thêm vào chút ít muối biển và súc miệng vào buổi sáng, tối trước lúc đi ngủ. Đồng thời, có thể dùng nghệ tươi hấp cách thủy với mật ong và chắt lấy phần nước uống cũng sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể.
8. Phòng tránh
Muốn phòng tránh bệnh viêm amidan tốt nhất nên áp dụng những biện pháp chăm sóc sức khỏe như sau:
Với người lớn:
Uống nước đầy đủ mỗi ngày, có thể kết hợp nước lọc với trà thảo mộc hoặc các loại nước ép từ rau củ quả.
Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc hàng ngày, hạn chế thức khuya sử dụng các thiết bị điện tử hoặc làm việc quá sức.
Không dùng các chất kích thích, thuốc lá, bia rượu, cà phê.
Nên ăn nhiều thực phẩm cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng, đặc biệt nhóm vitamin A, C và các khoáng chất có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, đề kháng cho cơ thể.
Với trẻ nhỏ:
Khi đưa trẻ ra bên ngoài, luôn phải đảm bảo trẻ được đeo khẩu trang đầy đủ để hạn chế tác động từ môi trường, các vi khuẩn virus xâm nhập vào hệ thống tai mũi họng.
Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là tai mũi họng, hướng dẫn và hỗ trợ trẻ đánh răng đúng cách, sử dụng thêm nước súc miệng trước lúc đi ngủ.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung cho trẻ đầy đủ dưỡng chất đồng thời khuyến khích con ăn nhiều loại trái cây và rau xanh giúp tăng cường vitamin khoáng chất cải thiện khả năng miễn dịch cũng như thanh lọc cơ thể. Tránh cho con ăn uống nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh, các món ăn cay nóng và dầu mỡ.
Khi thời tiết thay đổi thất thường, hãy chú ý hơn vấn đề bảo vệ sức khỏe cho trẻ, luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và hạn chế cho con tới những khu vực đang có dịch bệnh.
Nếu con có các bệnh lý như: Viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản và nhiều bệnh lý ở đường hô hấp khác, cần sớm chữa trị dứt điểm để tránh làm tổn thương tới amidan.
Bệnh viêm amidan ngày nay xảy ra rất phổ biến ở cả trẻ nhỏ, người lớn, nếu không chữa trị sớm và đúng cách sẽ dễ gây ra nhiều tổn thương, di chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh nhân cần sớm tới các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thăm khám và tiến hành điều trị theo đúng những hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc về uống tại nhà vì rất dễ xảy ra tác dụng phụ và làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Chỉ cần người bệnh lưu ý một số điều trên, kết hợp cùng việc điều trị tích cực chắc hẳn bệnh viêm amidan dù nặng đến đâu cũng dần tiêu biến. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về quá trình điều trị bệnh, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.