Đây là cây thuốc mang tên 5 con vật: trâu, hổ, mèo, ngựa, gà. Cây thuốc có nhiều công dụng chữa các bệnh hiểm nghèo.

Đại kế tên: ô rô, ô rô cạn, tên Hán:

Ngưu khẩu thiệt, Hổ kế, Miêu kế, Mã kế, Kê hang thảo.

Tên khoa học: Crirsinum japonicum DC, Cnicus japonicus DC. Thuộc họ Hoa cúc (Asteraceae). Cây mọc hoang ở khắp nước ta, Trung Quốc, Nhật Bản. Thu hái vào lúc cây ra hoa, rễ thu hái, vào 2 mùa thu đông tốt hơn đại kế. Tính mát (lương) vị ngọt đắng, nhập kinh can. Tác dụng làm mát máu, cầm máu, khứ ứ, tiêu sưng thũng, thông sữa, giải độc, trị băng lậu (chảy máu phụ khoa) bị đánh té ngã tổn thương, nhọt lở, viêm gan, bạch đới… Ngày nay dùng trong chữa tiêu mỡ máu, hạ huyết áp, u thịt, hạch làm ba, ung thư phổi, lao phổi, ung thư tuyến giáp, đại tràng, bàng quang, gan, đái ỉa ra máu. Đắp ngoài trị chàm (eczema), lở sơn, nhọt, lở ngứa, bỏng nước sôi. Liều 5 - 15g khô và 30g - 60g tươi.

 

Đại kế

Chữa ung thư của Đông y (nhọt) và ung thư của Tây y (cancer)

Cần phân biệt với tiểu kế Tiểu kế giống với đại kế ở tính năng thanh nhiệt lương huyết để chữa các chứng chảy máu nội thương và ngoại thương cho nên chúng ta có thể hoặc chỉ dùng tiểu kế, hoặc phối hợp với đại kế để cộng hưởng tác dụng cho mạnh thêm. Khác với đại kế là tiểu kế không có công năng chữa ung thũng như đại kế hoặc kém hơn nhiều.

Đông y:

Trị trường ung, phúc ung, tiểu phúc ung (viêm loét ruột): lá đại kế giã lấy nước cốt rồi cho 4 vị: địa du, tây thảo, ngưu tất, kim ngân lượng bằng nhau sắc đặc, thêm chút đồng tiện vào… uống rất hiệu nghiệm.

Ngứa gãi lở loét đỏ tấy (Giản yếu  tế chứng phương): lá đại kế giã lấy nước cốt uống. Bên ngoài đắp lá đại kế giã nhuyễn thêm ít muối (Thiên kim phương).

Lỗ rò không thu miệng, chảy nước vàng, máu, mủ ra ngoài: rễ đại kế, rễ toan táo, rễ chỉ thủ và đỗ hành. Mỗi thứ 1 nắm, ban miêu 3 phân, sao tán bột, luyện mật làm viên to bằng quả táo con. Ngày uống 1 viên và nhét 1 viên vào lỗ rò (Trửu hậu phương).

Đinh nhọt độc sưng tấy: đại kế 4 lạng, nhũ hương 1 lạng, minh phàn 5 chỉ. Tán bột uống mỗi lần 2 chỉ với rượu khi mồ hôi ra thì thôi (Phổ tế phương).

Phế ung, mửa ra máu mủ đờm thối: đại kế tươi toàn cây 2 - 3 lạng (hoặc rễ 1 - 2 lạng). Sắc uống.

Viêm ruột thừa mạn tính: đại kế tươi 4 lạng rửa sạch giã lấy nước. Mỗi lần uống 1 thìa canh ngày 2 lần.

Ghẻ ngứa - ô rô tía, ké đầu ngựa, cỏ màn chầu, rau má, lá mắc cỡ, nhân trần, lá khổ qua đều 12g. Sắc uống.

Tây Y:

K gan: sáng sắc rễ tam bạch thảo 120g uống. Chiều tối sắc rễ đại kế 120g uống.

K gan: rễ đại kế 30g, long quy 20g, xú đan bì 20g, uất kim 10g, hốt mộc 15g, tử sâm 15g, lô hội 10g. Sắc uống mỗi ngày.

K phổi: rễ đại kế 20g, long quỳ 20g, xú đan bì 20g, thạch vĩ 5g, ngư tinh thảo 20g, khổ sâm 16g, đình lịch tử 12g. Sắc uống ngày một thang.

K vú: lá đại kế 40g, lòng trắng trứng gà 1 cái. Cả 2 giã nhuyễn đắp lên vú.

K mũi họng: đại kế 20g, nhân địa kim ngưu 20g, thổ miết trùng 20g, câu đằng 20g, xà bào lặc 30g, bạch mao căn 30g, đã cúc hoa 10g, thiết bảo kim 30g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

K hạch làm ba: rễ đại kế 30g, long quỳ 30g, xú mẫu đơn 20g, nam tinh 2g, bạch giới  tử 12g, hạ khô thảo 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra còn dùng chữa K bàng quang, đại tràng, tuyến giáp.

Thanh nhiệt lương huyết

Tâm nhiệt nôn ra máu: giã lá và rễ sắc uống ngày 2 chén nhỏ (Thánh huệ phương).

Đại tiện ra máu tươi: lá đại kế, tiểu kế giã lấy nước uống một tháng (Mai xử phương).

Động thai xuất huyết: rễ và lá đại kế tiểu kế, ích mẫu thảo 5 lạng, sắc với 2 bát nước còn 1/2 bát, chia 2 lần uống (Thánh tế phương).

Tiểu tiện ít, ra máu: rễ đại kế giã lấy nước uống (Thánh huệ phương).

Chảy máu cam (máu mũi): chảy máu chân răng, đứt tay chân. Dùng rễ hay lá tươi giã lấy nước uống, bã đắp lên chỗ tổn thương.

Kinh nguyệt quá nhiều: ô rô 20g, bô hoàng 8g, táo đen 10 quả, 600 nước sắc còn 1/3.

Phân biệt các loại ô rô

- Ô rô ven biển (Acanthus clicifolius.L) lão thử căn. Trong lá có tanin, chất nhầy. Lá tươi đắp mụt nhọt tê thấp, thông tiểu tiện, chữa hen, lỵ.

- Ô rô can lá nhỏ (Cnicus segetum Iunget) tiểu kế. Họ Cú. Theo Trung Quốc có ancaloit, saponozid không có tanin và flavanoit.

- Có nơi dùng rễ của cây đại kế thay vị thăng ma gọi là nam thăng ma.