Phong thấp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bệnh diễn biến phức tạp và dai dẳng. Mỗi người bệnh có tiền sử bệnh tật, có điều kiện hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau, sinh sống ở những vùng địa lý cũng như môi trường khác nhau, mức độ và thể bệnh cũng không giống nhau. Tất cả những yếu tố đó cần được quan tâm để việc chữa trị đạt kết quả cao.
Mỗi khi thời tiết thay đổi, các khớp đau nhức âm ỉ, người bệnh ít ngủ, trằn trọc, đi lại khó khăn, dùng một trong các bài thuốc sau:
- Xương bồ 12g, thổ phục linh 16g, nam tục đoạn 20g, tang chi 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ bưởi bung 16g, quế 10g, cam thảo 12g. Đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.
-Ngải diệp 16g, kinh giới 16g, ngũ gia bì 12g, cẩu tích 12g, trinh nữ 16g, thổ phục linh 20g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, nước 1.000ml, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Các vị thuốc trị chứng phong thấp
Khớp gối đau mỏi, chân tay lạnh, có biểu hiện cứng khớp, cơ thể suy nhược, đi đứng chậm chạp (thể hàn thấp), dùng một trong các bài thuốc sau:
- Phòng phong 10g, kinh giới 16g, tế tân 12g, xuyên khung 12g, huyết đằng 16g, nam tục đoạn 16g, cà gai leo 12g, bưởi bung 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, cẩu tích 12g, chích thảo 12g. Đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
- Hà thủ ô (chế) 12g, rễ cúc tần 12g, tục đoạn 12g, thổ phục linh 16g, xấu hổ 20g, cỏ xước 20g, độc hoạt 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, đơn hoa 16g. Đổ 1.000ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Đau khớp nhưng lại chạy từ khớp này đến khớp kia, có thể có sốt, đau tức ngực, khó thở, toàn thân mệt mỏi (thể phong thấp). Dùng một trong các bài thuốc sau:
- Xuyên khung 12g, đan sâm 12g, phòng phong 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 16g, ngưu tất 12g, thục địa 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, thổ phục linh 16g, độc hoạt 16g, huyết đằng 16g. Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
- Hoài sơn 16g, liên nhục 12g, cẩu tích 12g, hà thủ ô (chế) 12g, ngũ gia bì 16g, nam tục đoạn 16g, đơn hoa 12g, độc hoạt 16g, hy thiêm 12g, phòng phong 10g, kinh giới 16g. Uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Đau vai cổ, đau lan xuống một bên cánh tay. Đầu khó cử động, có cảm giác tê bì. Dùng một trong các bài thuốc sau:
- Ngưu tất 16g, thiên niên kiện 12g, quế chi 10g, trần bì 10g, cố chỉ 10g, ngải diệp 16g, tế tân 10g, kinh giới 16g, đương quy 12g, xương bồ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nóng.
-Thổ phục linh 20g, ngải diệp 16g, hà thủ ô (chế) 12g, tục đoạn 12g, lá lốt 12g, rễ cỏ xước 16g, rễ bưởi bung 16g, rễ cúc tần 12g, cà gai leo 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nóng.
Phong thấp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng không hiếm người ở độ tuổi 20 - 40 cũng mắc bệnh. Bệnh diễn biến dai dẳng. Khi thời tiết thay đổi thất thường, người bệnh rất khổ sở. Ban đầu là sưng đau các khớp ngón tay và cổ tay. Sau đó, chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác. Ðặc trưng của bệnh là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Khi trở thành mạn tính, người bệnh sẽ thêm triệu chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy, cơ thể suy nhược...
Bệnh cần được điều trị để hạn chế xảy ra biến chứng nguy hiểm như:
- Mất khả năng vận động, phần sụn khớp bị tổn thương, suy yếu; hệ thống gân cơ và dây chằng bị ảnh hưởng; cấu trúc xương biến đổi từ đó cơ yếu dần và mất khả năng co duỗi, cử động.
- Ảnh hưởng đến vấn đề tim mạch, thao các nghiên cứu cho thấy những người bị phong thấp có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao gấp 3 lần so với người bình thường.
- Ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em bởi bệnh lý này có thể khiến chị em khó thụ thai và dễ bị sinh non nếu đang mang thai.
Những biến chứng này đều đã xảy ra ở một số bệnh nhân. Do đó, khi có biểu hiện mắc cần tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.
Chưa có đánh giá nào. Hãy để lại đánh giá
Để lại bình luận