Lá ngũ trảo, một thảo dược phổ biến trong Đông y, thường được dùng để điều trị gai cột sống, bong gân và một số vấn đề xương khớp khác. Mặc dù mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt, không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng và cách sử dụng đúng để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc sẽ tìm hiểu thông tin chi tiết về loại thảo dược này.

Thông tin cần biết về lá ngũ trảo

Lá ngũ trảo còn được gọi bằng nhiều tên khác như hoàng kinh, cây chân chim, mẫu kinh, trảo phong, và ô liên mẫu. Cây thuộc nhóm thân gỗ họ Nho, với tên khoa học là Cayratia Japonica.

Lá Ngũ Trảo xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam

Khu vực phân bố

Cây ngũ trảo mọc hoang ở vùng núi cao trên 1500m tại các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Lào, India,…

Tại Việt Nam, cây chân chim phát triển mạnh ở khu vực Quảng Nam, Kiên Giang, Huế, Ninh Bình, Hòa Bình, Lai Châu, Hà Giang và một số tỉnh khu vực phía Nam.

Đặc điểm

Cây ngũ trảo khi phát triển có thể đạt chiều cao trung bình là 3 – 5 mét. Bạn có thể nhận biết loại cây này dựa trên một số đặc điểm như:

  • Thân cây: Thân cây hình trụ, có vỏ ngoài nhẵn, màu xám hoặc xám nâu. Phía trên ngọn có nhiều cành nhỏ và các nhánh non hình vuông, có khía.
  • Lá cây: Lá cây ngũ trảo có chiều dài khoảng 5 – 8cm, mọc đối nhau, chia thành 5 lá chét có hình dáng tương tự chân chim nên được một số người gọi là cây chân chim. Dưới gốc lá hình tròn, nối với cuống dài, đầu lá nhọn, mép ngoài ngay đầu lá có răng cưa. Mặt trên lá khá nhẵn, có màu xanh lục thẫm, mặt dưới có lông ngắn màu trắng bạc.
  • Hoa: Hoa của cây chân chim thường mọc thành từng chùm nhỏ ở đầu cành vào tháng 11 hàng năm. Hoa khá nhỏ với cánh màu tím nhạt hoặc tím lam. Khi quan sát kỹ sẽ thấy phía ngoài của hoa có lông màu xám.
  • Quả: Cây ngũ trảo kết quả từ tháng 5 đến tháng 7, quả mọng nước, chuyển màu vàng đen hoặc đen khi chín. Bên ngoài quả có đài bao bọc, phần đỉnh quả lõm nhẹ vào bên trong và mỗi quả chứa 4 hạt nhỏ.
  • Lá cây ngũ trảo có chiều dài khoảng 5 - 8cm, mọc đối nhau
  • Lá ngũ trảo có tác dụng gì?

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá ngũ trảo có nhiều công dụng đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Giảm đau, kháng viêm: Chiết xuất từ lá ngũ trảo có thể làm giảm tình trạng sưng đau, viêm trong trường hợp mắc bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, bong gân, đau nhức xương khớp.
  • Đau bụng kinh: Nhờ hàm lượng dồi dào terpenoid và steroid mà loại lá này có khả năng cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới, từ đó giảm bớt tình trạng đau bụng kinh. Đặc biệt loại lá này còn ngăn ngừa u xơ tử cung, vô sinh.
  • Hạ sốt: Lá chân chim có thể giảm nhiệt độ đang tăng cao trong cơ thể, chống nhiễm trùng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Chống động kinh: Sử dụng thảo dược này đúng cách sẽ thư giãn tinh thần, cải thiện lo âu, tăng hiệu quả giãn cơ và chống sự co thắt đột ngột của các cơ khi bị động kinh.
  • Ổn định tinh thần: Thành phần flavonoid và steroid trong loại lá này hỗ trợ tăng cường trí nhớ, ngăn cản quá trình thoái hóa tế bào thần kinh gây giảm trí nhớ. Ngoài ra, các hoạt chất này còn chống oxy hóa, cải thiện tâm trạng, tinh thần.
  • Chữa hen suyễn: Tinh dầu nirgundi từ lá ngũ trảo được xem như một loại thuốc kháng histamine tự nhiên mạnh mẽ, có khả năng đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi, khó thở khi bị hen suyễn, hỗ trợ chữa một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, dị ứng, thở khò khè.
  • Giảm ho: Lá ngũ trảo có khả năng giảm ho nhờ khả năng cân bằng và giữ ấm, làm loãng đờm và đẩy đờm tích tụ ra ngoài một cách nhanh chóng, dễ dàng.
  • Tiểu đường: Thành phần nirgundi trong lá ngũ trảo với đặc tính chống oxy hóa có thể cải thiện lượng đường trong máu, tăng quá trình sản xuất insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Lá ngũ trảo giảm đau bụng kinh cho chị em
  • Một số bài thuốc từ lá ngũ trảo

    Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá ngũ trảo khá phổ biến và hiệu quả:

    Bài thuốc chữa bong gân, bầm tím:

  • Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 nắm lá ngũ trảo tươi rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho lá vào chảo để sao nóng trên lửa nhỏ cho đến khi lá chuyển sang màu vàng đậm.
  • Phần nguyên liệu đã sao vàng bạn bỏ vào một miếng vải sạch, chờ nguội bớt thì bó vào vị trí sưng đau cho đến khi nguội thì tiếp tục sao nóng lá và bó vết thương.
  • Nên áp dụng công thức chữa bong gân, bầm tím này mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Chữa đau thắt lưng hoặc gai cột sống:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm lá ngũ trảo, đại tướng quân và bồ công anh, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Cho các nguyên liệu này vào cối giã nhỏ cùng ít muối trắng.
  • Tiếp đó bạn cho rượu trắng vào trộn đều, sao vàng trên lửa nhỏ.
  • Đổ nguyên liệu đã sơ chế ra khăn sạch, chờ nguội bớt thì đắp lên vùng bị đau cho đến khi nguội hẳn.
  • Chữa phong hàn, cảm mạo:

  • Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 30g lá ngũ trảo, 6g gừng tươi, 6g củ nén.
  • Sau khi rửa sạch nguyên liệu, bạn cho vào ấm sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ để thu 300ml nước thuốc.
  • Phần nước thuốc thu được chia thành 2 lần uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng hàng ngày.
  • Chữa mề đay, ngứa da: 

  • Lấy một nắm lá ngũ trảo tươi mang rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Tiếp đó cho lá vào ấm, đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Cho nước ra chậu, để nguội bớt thì ngâm rửa vùng da bị mề đay, mẩn ngứa.
  • Dùng lá ngũ trảo đun nước ngâm vùng da bị mề đay
  • Chữa hen suyễn, viêm phế quản:

  • Người bệnh lấy 2g lá ngũ trảo rửa sạch.
  • Cho vào ấm sắc cùng 300ml nước trong khoảng 15 phút.
  • Sau đó đổ nước thuốc ra và uống hết trong ngày.
  • Chữa đau bụng kinh:

  • Chuẩn bị khoảng 20 – 30g lá ngũ trảo, rửa sạch.
  • Cho dược liệu vào nồi để sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày, kiên trì ít nhất 10 ngày trước kỳ kinh nguyệt để giảm đau hiệu quả.
  • Lưu ý quan trọng

    Trong quá trình dùng lá ngũ trảo chữa bệnh, bạn cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, lương y trước khi sử dụng loại thảo dược này để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Không dùng lá ngũ trảo cho người có thể trạng yếu, cơ thể suy nhược, cơ địa nóng trong, bị táo bón.
  • Loại lá này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mẩn ngứa, dị ứng, đau dạ dày, người bệnh nên dừng lại nếu gặp các biểu hiện bất thường này.
  • Không nên lạm dụng thảo dược trong chữa bệnh, chỉ dùng tối đa mỗi ngày 30g loại lá này.
  • Trường hợp mắc bệnh nặng nên thăm khám để bác sĩ lên phác đồ điều trị dứt điểm.
  • Lá ngũ trảo có chứa nhiều hoạt chất có lợi, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Mặc dù được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhưng thảo dược này có khả năng gây tác dụng phụ, vì thế người bệnh nên thận trọng, hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng.